Tăng cường phối hợp, giảm chồng chéo về thời gian và nội dung trong thanh tra, kiểm tra

09:54 29/05/2018

“Tiếp tục tăng cường sự phối hợp trong: Xây dựng và triển khai kế hoạch giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước; giữa Thanh tra các Bộ, ngành với Kiểm toán các khu vực, để tránh chồng chéo về thời gian và nội dung” là kiến nghị của đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng trong bài tham luận về chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và triển khai thực hiện Chỉ thị 20 ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

“Tiếp tục tăng cường sự phối hợp trong: Xây dựng và triển khai kế hoạch giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước; giữa Thanh tra các Bộ, ngành với Kiểm toán các khu vực, để tránh chồng chéo về thời gian và nội dung” là kiến nghị của đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng trong bài tham luận về chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và triển khai thực hiện Chỉ thị 20 ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn kiến nghị “Tiếp tục tăng cường sự phối hợp trong: Xây dựng và triển khai kế hoạch giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước; giữa Thanh tra các bộ, ngành với Kiểm toán các khu vực, để tránh chồng chéo về thời gian và nội dung”.

Trong bài tham luận đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng nêu rõ về nguyên tắc nội dung thanh tra của các bộ, ngành là không có sự chồng chéo. Trong các năm vừa qua chỉ có sự chồng chéo về thời gian tiến hành các cuộc thanh tra giữa: Thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành và chồng chéo về thời gian thanh tra giữa thanh tra các bộ, ngành và thanh tra tại các địa phương.

Vấn đề chồng chéo như trên chủ yếu xảy ra trước năm 2014 và đã cơ bản được xử lý sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2014. Đây là cơ sở quan trọng để xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra.

Để xử lý chồng chéo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra: Vào tháng 8 hàng năm trước khi trình Bộ trưởng ban hành, Thanh tra các bộ, ngành có liên quan đều họp thống nhất xây dựng dự thảo có sự tham gia của Vụ Kế hoạch, Vụ 1 – Thanh tra Chính phủ, nhằm chủ động loại bỏ những cuộc thanh tra có chồng chéo trong dự thảo của các bộ và tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai kế hoạch được Bộ trưởng duyệt.

Thanh tra các bộ, ngành đã phối hợp rất chặt chẽ ngay từ khâu lập, triển khai kế hoạch như nêu trên và theo các quy định tại Thông tư 01/2014 của Thanh tra Chính phủ giúp việc chồng chéo của thanh tra các bộ, ngành đã cơ bản được xử lý khắc phục.

Thông tư 01/2014 bước đầu đã có tác dụng, tuy nhiên để xử lý chồng chéo căn cơ hơn, đồng chí Tuấn cũng kiến nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục sửa đổi các quy định của Thông tư 01/2014 để khắc phục chồng chéo ngay từ khâu lập kế hoạch của thanh tra các bộ, ngành và thanh tra các địa phương, khắc phục triệt để về chồng chéo nhất là về thời gian thanh tra giữa thanh tra Bộ và thanh tra các địa phương.

Về chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán: Theo quy định của Luật thanh tra, Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25/11 hàng năm.

Theo quy định tại Quyết định số 08/2008 của Tổng Kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán hàng năm được Kiểm toán Nhà nước ban hành trước ngày 15/11 hàng năm, nội dung ghi đối tượng rất rộng, theo đó Kế hoạch của Kiểm toán các khu vực được ban hành vào khoảng quý I của năm sau.

Nội dung kiểm toán theo Luật Kiểm toán có 03 nội dung gồm: Kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động, có nội hàm rộng.

Khẳng định rằng, trong những năm vừa qua, hoạt động kiểm toán đã góp phần tích cực trong việc xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực tài chính, ngân sách và nhiều lĩnh vực khác, đã thu hồi tiền và tài sản với giá trị lớn.. được các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá cao. Một số nội dung kiểm toán cũng được thanh tra Bộ Xây dựng tham khảo và kế thừa.

Tuy nhiên, với các nội hàm về nội dung kiểm toán quy định rộng, dẫn tới một số cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đang có sự giao thoa nhất định với nội dung thanh tra chuyên ngành của nhiều bộ, ngành.

Trước năm 2014, một phần do thời điểm ban hành kế hoạch khác nhau và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa Thanh tra Chính phủ với Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra các bộ ngành với Kiểm toán các Khu vực, dẫn tới có sự trùng lặp về thời gian.

Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với Kiểm toán Nhà nước; giữa Thanh tra các bộ, ngành với Kiểm toán khu vực đã được tăng cường, thường xuyên có sự trao đổi, thống nhất ngay từ khâu dự thảo kế hoạch, do đó tình trạng trên đã được khắc phục đáng kể, số cuộc thanh tra có chồng chéo với kiểm toán đã giảm mạnh.

Thực tế, trong các năm qua Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo Thanh tra Bộ chủ động loại khỏi dự thảo kế hoạch của Bộ các cuộc có trong dự thảo Kế hoạch của Kiểm toán và giao Thanh tra Bộ phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán các khu vực để tránh chồng chéo về: Nội dung và thời gian thanh tra.

Trong 3 năm gần đây, thanh tra của Bộ Xây dựng và Kiểm toán khu vực đã phối hợp chặt chẽ, do đó về cơ bản không có sự chồng chéo.

Về triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ: Ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Theo đó Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quán triệt và chỉ đạo công tác thanh tra nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 20 và chỉ đạo 4 nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra thanh tra, kiểm tra quá 1 lần trên năm đối với doanh nghiệp; Chủ động xin ý kiến Thanh tra Chính phủ, phối hợp, trao đổi với Kiểm toán nhà nước, kiểm toán khu vực và thanh tra các bộ, ngành thống nhất phương án xử lý chồng chéo ngay từ khâu lập kế hoạch.

Kế hoạch thanh tra sau khi được Bộ trưởng phê duyệt: Đều được gửi đến Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán các khu vực để phối hợp triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20 của Thủ tướng.

Những năm qua, được sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thanh tra ngành Xây dựng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; chấn chỉnh, xử lý các vi phạm; phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, thực tế hoạt động thanh tra cũng cho thấy vẫn còn xảy ra một số vướng mắc.

Để hạn chế vướng mắc đó ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đưa ra kiến nghị “Tiếp tục tăng cường sự phối hợp trong: Xây dựng và triển khai kế hoạch giữa Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước; giữa Thanh tra các bộ, ngành với Kiểm toán các khu vực, để tránh chồng chéo về thời gian và nội dung” tiếp tục sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-TTCP góp phần giúp Thanh tra ngành Xây dựng thực hiện tốt nhiệm vụ đã đặt ra trong năm 2018, phấn đấu và làm tốt hơn nữa những nhiệm vụ mà Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ giao phó

Chia sẻ bài viết

Thong ke